Trong cuộc sống, chắc hẳn, ai cũng từng ít nhất một lần chịu sự ảnh hưởng từ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp, khiến ta thay đổi suy nghĩ và hành động một cách đầy miễn cưỡng. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến nhất là ở giới trẻ và nó được gọi là Peer Pressure. Vậy Peer Pressure là gì? Nó tác động đến chúng ta ra sao và làm thế nào để vượt qua? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Peer Pressure là gì? Peer Pressure là khái niệm nói về việc một cá nhân cảm thấy bị áp lực bởi sự kỳ vọng, hành vi và thành tích của những người xung quanh, nhất là người cùng trang lứa. Điều này, thúc ép họ phải nỗ lực thay đổi, để phù hợp với số đông và không bị lạc lõng.
Table of Contents
Peer Pressure là gì?
Ngày nay, có rất nhiều người trẻ đang đối mặt với tình trạng Peer Pressure, khiến họ luôn sống trong trạng thái lo lắng, căng thẳng và thậm chí là đánh mất chính mình. Vậy Peer Pressure là gì? Peer Pressure hay còn gọi là “áp lực đồng trang lứa”, nói đến việc một cá nhân bị tác động bởi thành tích và tiêu chuẩn của những người xung quanh, đặc biệt là người trạc tuổi. Áp lực này thúc ép họ phải điều chỉnh lại mọi khía cạnh của bản thân như tư duy, hành động, lối sống, cách ăn mặc,… chỉ để hòa nhập với tập thể và không bị cô lập.

Trên thực tế, Peer Pressure có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ em, cho đến người trưởng thành và cả người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy, nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất đó là thanh thiếu niên. Do thiếu lập trường và suy nghĩ chưa vững vàng, nên họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bạn bè và các chuẩn mực chung trong xã hội.
Nhìn nhận một cách công tâm, hiện tượng Peer Pressure không hẳn là tiêu cực hoàn toàn. Bởi, nếu được định hướng đúng đắn, nó có thể trở thành động lực, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, phát triển tư duy tích cực và hình thành những thói quen sống lành mạnh. Ngược lại, khi áp lực vượt quá giới hạn chịu đựng, khiến ta dần đánh mất đi giá trị và bản sắc riêng. Thì điều này sẽ gây ra tâm lý lo âu, căng thẳng, làm cuộc sống của chúng ta trở nên tiêu cực và nặng nề hơn.
Tại sao chúng ta lại rơi vào trạng thái Peer Pressure?
Có rất nhiều nguyên nhân đẩy một người rơi vào trạng thái Peer Pressure, mang tới cho họ cảm giác căng thẳng, áp lực và buộc họ phải điều chỉnh bản thân trong sự miễn cưỡng, để không bị xem là khác biệt. Sau đây là một số lý do phổ biến:
Tác động từ mạng xã hội
Với sự phát triển “bùng nổ” của công nghệ và internet, mạng xã hội ngày càng chi phối mạnh mẽ đến cách con người nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh. Những hình ảnh hào nhoáng về sự thành công, ngoại hình hoàn hảo, hay lối sống xa hoa liên tục xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến, có thể làm cho nhiều người cảm thấy áp lực và thua kém người khác về mọi mặt. Suy nghĩ này khiến họ gia tăng cảm giác tự ti và mặc cảm. Từ đó, thúc đẩy họ không ngừng thay đổi, để không bị tụt lại phía sau.

Khát khao hòa nhập với tập thể
Niềm khát khao hòa nhập với cộng đồng hay một tập thể được xem là nhu cầu và bản năng tự nhiên của con người. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhu cầu này càng trở nên mạnh mẽ hơn. Khiến cho nhiều bạn trẻ sẵn sàng thay đổi quan điểm, mục tiêu, phong cách sống và hành vi của mình, chỉ để phù hợp với số đông.
Chủ nghĩa tập thể
Ở nhiều nền văn hóa phương Đông, chủ nghĩa tập thể thường được ưu tiên và coi trọng hơn chủ nghĩa cá nhân. Đồng thời, việc so sánh bản thân với người khác ngày càng phổ biến, dẫn đến tâm lý muốn bắt kịp bạn bè và đồng nghiệp ở nhiều người. Điều này, vô tình tạo ra áp lực, thôi thúc họ điều chỉnh lại hành vi và suy nghĩ, để đáp ứng kỳ vọng chung và khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Ảnh hưởng bởi chuẩn mực xã hội
Cuộc sống luôn tồn tại những chuẩn mực chung về sự thành công, địa vị, ngoại hình, sự nghiệp hay phong cách sống. Những khuôn mẫu này vô tình trở thành thước đo chung, khiến nhiều người cảm thấy áp lực, lo lắng vì phải ra sức phấn đấu, để phù hợp với tiêu chuẩn và hình ảnh mà xã hội đề cao. Dù điều đó đi ngược với mong muốn của họ.
Những dấu hiệu nhận biết áp lực đồng trang lứa
Muốn biết bản thân có đang đối mặt với Peer Pressure hay không, thì bạn hãy dựa vào những dấu hiệu như sau:
– Bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, bất an và lo lắng vì sợ không thể đáp ứng được mong đợi của bạn bè, hay đồng nghiệp.
– Bạn sẵn sàng thay đổi bản thân về mọi mặt bao gồm hành vi, thói quen, sở thích, lối sống, phong cách ăn mặc, quan điểm cá nhân,… chỉ để hòa nhập với tập thể, kể cả khi điều đó không nằm trong mong muốn của bạn.
– Bạn luôn bối rối, thiếu tự tin và sự quyết đoán trong việc đưa ra quyết định vì lo sợ ý kiến và sự lựa chọn của mình không giống với số đông.
– Bạn không cảm thấy thoải mái và vui vẻ với những gì mình đang làm. Nhưng bạn vẫn không từ bỏ mà cứ tiếp tục thực hiện vì muốn được công nhận.
– Bạn gặp nhiều khó khăn trong việc nói lên suy nghĩ và ý kiến cá nhân vì sợ bị người khác đánh giá hoặc phán xét.
– Bạn cảm thấy cực kỳ áp lực khi cưỡng ép bản thân tham gia vào các hoạt động tiêu cực như hút thuốc, uống rượu, đua xe,…
– Bạn trở nên bất an, thậm chí là lo lắng quá mức khi không thể tham gia vào các hoạt động chung của nhóm.

Giải pháp giúp bạn vượt qua Peer Pressure
Tuy áp lực đồng trang lứa có thể tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cuộc sống của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể kiểm soát hay vượt qua nó. Việc xây dựng sự tự tin, xác định rõ giá trị bản thân và thiết lập các nguyên tắc riêng, sẽ giúp bạn không bị cuốn theo những tiêu chuẩn từ bên ngoài. Giải pháp cụ thể như sau:
Luôn tự tin vào bản thân
Tin tưởng vào giá trị và khả năng của bản thân là yếu tố quan trọng giúp bạn không bị lung lay trước áp lực từ người khác. Khi bạn tự tin vào chính mình, bạn sẽ dễ dàng giữ vững lập trường và tránh bị cuốn theo những kỳ vọng hay tiêu chuẩn không phù hợp với mình.
Có mục tiêu rõ ràng
Việc xác định mục tiêu cá nhân giúp bạn tập trung hơn vào con đường của riêng mình thay vì so sánh bản thân với người khác. Khi có định hướng cụ thể, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét hay áp lực từ xung quanh. Nhờ vào đó, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn, dựa trên mong muốn thực sự của chính mình.
Hiểu rõ giới hạn cá nhân
Mỗi người đều có những nguyên tắc, giới hạn và giá trị riêng. Quan trọng hơn hết là bạn cần nhận thức rõ điều gì phù hợp với mình và điều gì nằm ngoài khả năng cho phép. Chỉ khi nào bạn hiểu rõ giới hạn của bản thân, bạn mới có thể hành động và quyết định một cách sáng suốt, tránh rơi vào tình huống khó xử và không bị người khác tác động.
Tìm kiếm bạn tốt
Một người bạn tốt sẽ luôn tôn trọng sự khác biệt của bạn, chứ không ép buộc bạn phải thay đổi theo ý muốn riêng của họ. Vì thế, hãy tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ thân thiết với những người có suy nghĩ tích cực, giúp bạn phát triển theo hướng tốt đẹp hơn thay vì tạo ra áp lực khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Học cách từ chối
Không phải lúc nào bạn cũng nên đồng ý với ý kiến hoặc yêu cầu của người khác. Hãy học cách từ chối và nói “không” một cách dứt khoát, khéo léo. Điều này, sẽ giúp bạn bảo vệ quan điểm của riêng mình mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.
Chấp nhận đối mặt với áp lực
Thay vì trốn tránh hoặc tỏ ra sợ hãi, e dè, thì bạn cần học cách đương đầu với Peer Pressure. Khi bạn chấp nhận rằng áp lực là một phần của cuộc sống, bạn sẽ tìm được cách kiểm soát và vượt qua nó dễ dàng. Hãy mạnh dạn tiến lên phía trước, giữ vững lập trường và không ngừng phát triển bản thân, để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Peer Pressure là gì, cũng như những tác động mà nó mang lại. Qua đó, bạn có thể trang bị cho mình nhiều cách ứng phó hiệu quả, để thoát khỏi áp lực đồng trang lứa. Hãy luôn tin tưởng vào bản thân, kiên định với mục tiêu và tạo dựng các mối quan hệ tích cực, để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống và không bị cuốn theo những áp lực vô hình từ bên ngoài.